Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước hình thành nhiệm vụ chiến lược của dân tộc và khái quát thành quy luật của cách mạng giải phóng dân tộc rồi xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Trong suốt tiến trình lịch sử ấy, sự thống nhất lãnh thổ, tinh thần đoàn kết dân tộc được đặt lên hàng đầu và là sức mạnh vĩ đại của toàn dân tộc đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của bất cứ kẻ thù nào hòng xâm lược, nô dịch và chia cắt giang sơn, xâm hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện, ý thức về một Việt Nam thống nhất, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc được phát huy cao độ trong tình hình mới đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là động lực trực tiếp thực hiện khát vọng độc lập dân tộc thống nhất Tổ quốc, Bắc - Nam sum hợp một nhà. Nghe lại bài hát: Mùa Xuân Trên Quê Hương của nhạc sỹ Hoài Mai: Lời Tổ Quốc mênh mông bồi hồi khắp non sông/Giờ giao thừa còn ấm giọng nói của Bác Hồ/ Một Việt Nam thống nhất chan hòa tình Nam Bắc/Ôi chân lý rạng ngời bừng lên sáng soi đời. Đó không chỉ đơn thuần là khát một vọng mà còn là tinh thần kiên định, một ý chí nhất quán, một niềm tin sắt đá của một dân tộc độc lập.
1. Kẻ thù cố rắp tâm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia cắt tình cảm Bắc – Nam ruột thịt.
Lịch sử dân tộc Việt Nam buổi đầu chống phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm là lịch sử dân tộc độc lập, quốc gia thống nhất. Từ năm 221(TCN) Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa lập ra nhà nước phong kiến đầu tiên ở châu Á và trên thế giới, năm 218 Tần Thủy Hoàng từng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược nước ta. Theo sách Hoài Nam Tử và nhiều tư liệu lịch sử hiện nay, từ năm 218-208 TCN, dưới sự chỉ huy của Thục Phán (An Dương Vương), quân ta từng đánh tan 50 vạn quân Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy. Cuối cùng, Đồ Thư bại trận, bị giết chết, An Dương Vương lên ngôi vua nước Âu Lạc ra đời.
Chiến thắng oanh liệt Bạch Đằng giang năm 938, Ngô Quyền với "Trận địa cọc" là một nét sáng tạo độc đáo và cũng là một sáng tạo rất sớm trong nghệ thuật quân sự Việt Nam mà người khởi xướng là Ngô Quyền đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ phong kiến phương Bắc, nền độc lập dân tộc được thực hiện, giang sơ thu về một mối.
Loạn mười hai sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Giai đoạn này hình thành và phát triển kể từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Giai đoạn loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Đó là khát vọng, là tinh thần kiên định, là ý chí sắt đá, là niềm tin tuyệt đối vào sự thống nhất giang sơn của một dân tộc độc lập.
Kháng chiến chống Mông - Nguyên một đế chế hung hãn nhất của thế kỷ XIII. Với ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên xâm lược, Quân và dân nhà Trần đã làm nên những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Thắng lợi đó là minh chứng hùng hồn, khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của vương triều Trần cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt.
Chiến thắng quân Minh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi kết thúc cuộc trường kỳ 10 năm chống xâm lược của dân tộc ta với những kỳ tích: Hội thề Lũng Nhai, Hội thề Đông Quan, 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi, phục binh nơi biên ải hiểm yếu (Nam Quan, Ải Lưu, Ải Chi Lăng) Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần. Đó là khát vọng, là tinh thần kiên định, là ý chí sắt đá, là niềm tin tuyệt đối vào sự thống nhất giang sơn của một dân tộc độc lập.
Nam, Bắc triều từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu. Quan lại, địa chủ và cường hào ra sức hoành hành. Ở nhiều nơi, nhân dân nổi dậy đấu tranh. Trong bối cảnh đất nước rối ren, một số thế lực phong kiến đã nổi lên, tranh chấp quyền hành và thao túng triều đình, trong đó nổi trội là thế lực của Mạc Đăng Dung. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra triều Mạc. Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều này. Năm 1533, Nguyễn Kim - một tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hóa rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc, đưa Lê Duy Ninh - con của Lê Chiêu Tông lên ngôi vua (Lê Trang Tông).
Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước dần hình thành hai khu vực dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều). Mâu thuẫn Nam - Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột gần 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, xung đột Nam - Bắc triều chấm dứt. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều đã gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều cũng tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh - Nguyễn sau đó.
Trịnh - Nguyễn phân tranh năm 1558, trong bối cảnh xung đột Nam - Bắc triều, Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đó là cả vùng Quảng Nam. Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở khu vực Thuận - Quảng ngày càng lớn. Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (1613), mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng. Năm 1627, nhà Lê trung hưng đưa quân đánh vào Thuận Hóa, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
Đến năm 1672, hai bên ngừng chiến. Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn đã gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới. Cuộc xung đột cũng đã làm suy yếu quốc gia Đại Việt. Tuy vậy, nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột, chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu đãi đối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương. Trước sức ép tấn công của nhà Lê - Trịnh, chúa Nguyễn tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.
Chiến thắng Đống Đa chống quân Thanh, Nguyễn Huệ đã để lại cho dân tộc những kỳ tích độc đáo nhất. Đó là "người Anh hùng “áo vải, cờ đào” “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!”."Cuộc hành quân thần tốc" khẳng định: Đó là khát vọng, là tinh thần kiên định, là ý chí sắt đá, là niềm tin tuyệt đối vào sự thống nhất giang sơn của một dân tộc độc lập.
Thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo thực chất cái gọi là “khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: Đó chỉ là bình phong để họ áp đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác ở một nước thuộc địa. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), Nguyễn Ái Quốc đã kết tội thực dân Pháp một cách khái quát nhất: Về chính trị nó chuyên chế, về kinh tế nó độc quyền, về văn hóa xã hội nó dùng chính sách ngu dân để dễ cai trị hòng tiêu diệt dân tộc ta.
Cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp với đường lối kháng chiến: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh đi đến đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẩy năm châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử của dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc khẳng định: Đó là khát vọng, là tinh thần kiên định, là ý chí sắt đá, là niềm tin tuyệt đối vào sự thống nhất giang sơn của một dân tộc độc lập.
Đế quốc Mỹ thay chân Pháp hòng chia cắt và thống trị lâu dài. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không chủ quan về một kẻ thù mới là đế quốc Mỹ, song, vẫn hy vọng về sự nghiệp thống nhất đất nước sẽ có được sau 2 năm ký Hiệp định Geneve về Đông Dương. Bởi những điều khoản trong hiệp định về sự đảm bảo chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vĩ tuyến 17 chỉ có ý nghĩa quân sự, tạm thời và một cuộc tổng tuyển cử tự do năm 1956 trên toàn quốc để hoàn toàn thống nhất đất nước. Song điều dự báo và không mong muốn đó đã thành sự thật. Mỹ - ngụy đã phá hoại Hiệp định Geneve hòng chia cắt đất nước, tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, nhân dân Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với đặc điểm lớn và bao trùm nhất là đất nước bị chia làm hai miền. Nhưng Việt Nam là một cơ thể thống nhất, từ đất liền ra hải đảo, không thể tách rời. Đảng và Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được”, “Nam Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được”, “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được”, “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!” Tinh thần, khí thế ấy được biểu hiện cụ thể trong chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Nhu cầu và khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam: Bắc Nam sum hợp xuân nào vui hơn.
2.1. Miền Bắc luôn là hậu phương lớn, vững chắc chi viện hết khả năng về nhân lực và vật lực cho chiến trường miền Nam đánh thắng kẻ thù xâm lược để Bắc Nam sum hợp một nhà.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa II (tháng 8-1955), Ðảng ta nhận định: "Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố". Phát biểu tại Ðại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc (tháng 9-1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt".
Chống đế quốc Mỹ xâm lược lớp lớp thanh niên miền Bắc thực hiện phong trào Nam tiến, Xẽ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai. Lớp thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới trong đấu tranh giành độc lập dân tộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước “Đồng bào miền Bắc tuy có khó khăn do chiến tranh để lại, nhưng ai cũng an cư lạc nghiệp, được hưởng tự do dân chủ và phấn đấu cho một tương lai vẻ vang. Cho nên đồng bào miền Bắc càng phải thương xót và phải giúp đỡ đồng bào miền Nam đấu tranh”. “Nhà triệu phú biến thành người ăn xin”, đăng trên Báo Nhân dân, ngày 3/6/1955.
Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt 16 năm qua luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đó là tinh thần của nhân dân miền Bắc trong suốt 21 năm thực hiện công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có sự đóng góp vô cùng to lớn của quân và dân miền Bắc. Không chỉ chi viện sức người và sức của, miền Bắc còn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam.
Thi đua sản xuất, xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954), Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trong đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc không chỉ có mục tiêu xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào ta ở miền Bắc mà còn nhằm xây dựng, củng cố căn cứ địa hậu phương chung của cả nước để tiến hành giải phóng miền Nam.
Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Với tinh thần tất cả vì tiền tuyến “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “xe chưa qua nhà không tiếc”, trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc trong vai trò hậu phương lớn đã luôn “thắt lưng, buộc bụng”, sẵn sàng chia lửa, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng cung cấp đến những dòng vật chất cuối cùng để chở sức mạnh hậu phương ra chiến trường. Ở khắp nơi, nhân dân miền Bắc thực hiện “mỗi người làm việc bằng hai” để có thể vừa tiếp tục đẩy mạnh sản xuất xây dựng tiềm lực và giữ vững sự ổn định hậu phương, vừa đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến.
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta. Hậu phương lớn miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đúng như sự khẳng định của Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ IV của Đảng: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt 16 năm qua luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giữ nước và cứu nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước.”
2.1. Miền Nam với tinh thần Không có gì quý hơn độc lập tự do, dám đánh Mỹ và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để Bắc Nam sum hợp một nhà.
Nhân dân miền Nam trực tiếp chống xâm lược Mỹ và tay sai, làm phá sản nhiều chiến lược chiến tranh của Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và cùng các nước dự Hội nghị Giơnevơ ký Tuyên bố cuối cùng. Đại diện Chính phủ Mỹ không ký Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ. Mỹ dựa vào đó để ngang nhiên không chấp nhận các điều khoản của Hiệp định, xúc tiến kế hoạch xâm nhập miền Nam Việt Nam để thay thế thực dân Pháp, xâm chiếm miền Nam bằng chính sách thực dân mới.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II), từ ngày 15 đến ngày 18-7-1954, đã xác định: Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính, nguy hiểm trước mắt của nhân dân Việt Nam. Đảng sớm xác định được kẻ thù mới của cách mạng và ngày càng nhận rõ âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Việt Nam, chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ. Mục tiêu và hành động trước mắt của Mỹ là phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại công cuộc thống nhất nước Việt Nam, gạt Pháp ra khỏi miền Nam, phân hoá và loại trừ các giáo phái thân Pháp, xây dựng chính quyền tay sai độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, ra sức xây dựng lại và nắm trọn quyền chỉ huy quân ngụy trước đó là của Pháp, tổ chức các đảng phái phản động thân Mỹ. Biện pháp chiến lược cơ bản của chúng là thực hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, tập trung đánh phá cách mạng miền Nam vô cùng tàn khốc.
Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II) đã họp tại Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ. Hội nghị đã xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng, mối quan hệ giữa 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền Nam, Bắc, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông-Nam á và thế giới.
Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Phương pháp cách mạng và phương pháp đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, và dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân có thể tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của cán bộ và đồng bào miền Nam. Nó là ngọn lửa dấy lên phong trào Đồng khởi làm xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam lúc bấy giờ.
Ngày 17-1-1960: Cuộc Đồng Khởi của đồng bào Bến Tre dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày đã nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch, giành lấy quyền làm chủ thôn xã. Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện “Đội quân tóc dài” trong phong trào “Đồng khởi”. Từ ba xã trên, cuộc nổi dậy lan ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre, trở thành cao trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ nổ ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ. Tính đến cuối năm 1960, cả miền Nam có 2.627 xã, người dân đã giành quyền tự quản ở 1.383 xã. Số dân ở vùng giải phóng khoảng 5,6 triệu người. Phong trào Đồng khởi 1960 ở Bến Tre đã mở ra cục diện mới triển vọng cho cách mạng miền Nam, góp phần tạo ra một bước ngoặt chiến lược, đưa cách mạng miền Nam từ thoái trào, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển hẳn sang thế tiến công chiến lược, làm rung chuyển và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Mỹ - ngụy.
Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre còn là thắng lợi có ý nghĩa chính trị lịch sử sâu sắc, ghi đậm mốc son lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung và của nhân dân Bến Tre nói riêng. Chiến công đó của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre được cả nước ghi nhận. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực Đảng ủy Quân sự Trung ương đã khẳng định: “Phong trào Đồng khởi 1960 là mô hình hoàn chỉnh của khởi nghĩa toàn dân, của khởi nghĩa nông thôn đồng bằng. Nó thúc đẩy toàn Nam bộ nổi dậy chống Mỹ cứu nước với khí thế long trời lở đất. Vì vậy, Bến Tre là quê hương của Đồng khởi theo đúng nghĩa của Đồng Khởi…”.
Sau Đồng Khởi ở Bến Tre, có thể nêu tóm lược những chiến công tiêu biểu của quân giải phóng miền Nam:
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân (30-1-1968) đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Trong 55 ngày đêm, quân và dân ta đã tiêu diệt 20 vạn tên địch, có 7 vạn tên Mỹ, phá hủy 3400 máy bay các loại, 500 xe quân sự, 4000 khẩu pháo, giải phóng 160 vạn dân thoát khỏi bộ máy kìm kẹp của Mỹ, ngụy, vùng giải phóng được mở rộng.
- Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong suốt 55 ngày đêm quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy Sài Gòn, gồm 1 triệu 351.000 tên, với đầy đủ những trang bị hiện đại của Mỹ, làm sụp đổ toàn bộ hệ thống ngụy quyền, chấm dứt ách thống trị 117 năm của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, nhân dân ta thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ. Từ đây, non sông thu về một mối. Nhân dân cả nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình, cùng nhau xây dựng lại cuộc sống mới, cùng nhau phấn đấu thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược - xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, dù phải đương đấu với sức mạnh tự phát của tự nhiên hay bất cứ sức mạnh nào của kẻ thù xâm lược hung bạo nhất thời đại, dân tộc Việt Nam vẫn là một khối thống nhất Đảng và Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được”, “Nam Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được”, “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được”, “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”
Tinh thần ấy không chỉ được thể hiện cụ thể trong lịch sử chống ngoại xâm mà ngày nay, Việt Nam, nhận thức vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc nên Đảng ta luôn quan tâm, tìm các giải pháp để phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong mọi giai đoạn cách mạng. Hội nghị lần thứ 7 khóa IX, Đảng ta đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong bối cảnh mới, âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch và phần tử xấu luôn diễn ra thường xuyên, liên tục, thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Song nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và các thế lực thù địch cần phải hiểu rằng, dân tộc Việt Nam có tình yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó lâu đời, được thử thách qua nhiều thăng trầm của lịch sử, sự kết dính của tình dân tộc không dễ gì các thế lực thù địch có thể chia rẽ được. Ý chí thống nhất để phấn đấu cho mục tiêu tối cao là độc lập, tự chủ được hình thành từ rất sớm trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Ở Việt Nam, “thống nhất” gắn liền với “độc lập”. Muốn độc lập phải thống nhất thì mới có đủ sức mạnh để giữ nước và dựng nước. Mọi xu hướng cát cứ, chia cắt đều không tồn tại được lâu dài vì đi ngược nhu cầu và khát vọng của dân tộc độc lập.