Mỗi năm cứ đến những ngày thu tháng chín, nghe lại Tuyên ngôn độc lập do Bác Hồ đọc tại vườn hoa Ba Đình lòng mỗi con người Việt Nam ai ai cũng tự hào về tinh thần dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn kiên định độc lập dân tộc trong bất cứ tình huống nào, kẻ thù xâm lược nào.
Nhìn lại các bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử đã chứng minh rõ nét hơn: Dân tộc Việt Nam một dân tộc luôn khát khao độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm. Độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là khát vọng của dân tộc Việt Nam.
1. Dân tộc Việt Nam một dân tộc luôn khát khao độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm.
1.1. Chống phong kiến phương Bắc xâm lược hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam khát khao độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Lịch sử Việt Nam và Trung Hoa có những nét tương đồng và khác biệt, năm 221(TCN) Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa lập ra nhà nước phong kiến đầu tiên ở châu Á và trên thế giới, năm 218 Tần Thủy Hoàng từng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược nước ta. Theo sách Hoài Nam Tử và nhiều tư liệu lịch sử hiện nay, từ năm 218-208 TCN, dưới sự chỉ huy của Thục Phán (An Dương Vương), quân ta từng đánh tan 50 vạn quân Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy. Cuối cùng, Đồ Thư bại trận, bị giết chết. Dân tộc Việt Nam đã biến khát khao độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thành hiện thực.
Chống Tống lần thứ nhất, Lý Thường Kiệt làm nên kỳ tích trong việc hoạch định chiến lược, chiến thuật phù hợp với tình thế quân và dân ta lúc bấy giờ: Phòng ngự sang đất Tống, Phòng tuyến sông Như Nguyệt đã thể hiện phương châm "lấy yếu thắng mạnh", "lấy ít địch nhiều". Cuối cuộc chiến chống Tống Lý Thường Kiệt cho ra đời bài thơ thần Sông núi nước Nam như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc: Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành đã định bởi sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời. Bản tuyên ngôn như một lời khẳng định: Dân tộc Việt Nam đã hiện thực hóa những khát vọng vĩ đại trong chống ngoại xâm giành, giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chiến thắng Bạch Đằng giang năm 938 Ngô Quyền đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ phong kiến phương Bắc, nền độc lập dân tộc được thực hiện, giang sơ thu về một mối. Trong thế trận của Ngô Quyền, trận địa mai phục bên trong bãi cọc giữ vai trò quyết định, chặn đứng đoàn thuyền địch và giáng cho chúng một đòn tiêu diệt bất ngờ, nặng nề. Trận địa cọc giữ vai trò quan trọng, khóa đường tháo chạy của chiến thuyền địch và bao vây tiêu diệt triệt để quân giặc. Sự phối hợp giữa hai trận địa chứng tỏ quyết tâm chiến lược của Ngô Quyền là phen này không chỉ đánh bại quân giặc mà còn bao vây, tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của giặc, giành thắng lợi oanh liệt, đập tan mộng xâm lược bành trướng của triều Nam Hán. Dân tộc Việt Nam đã hiện thực hóa những khát vọng vĩ đại trong chống ngoại xâm giành, giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Dòng chảy lịch sử tiếp tục trôi xuôi, nhân dân ta tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của mình trong kháng chiến chống Mông - Nguyên một đế chế hung hãn nhất của thế kỷ XIII. Với ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên xâm lược, Quân và dân nhà Trần đã làm nên những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Thắng lợi đó là minh chứng hùng hồn, khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của vương triều Trần cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt. Dân tộc Việt Nam đã hiện thực hóa những khát vọng vĩ đại trong chống ngoại xâm giành, giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Bản chất của các thế lực phong kiến phương Bắc không thay đổi chúng luôn dòm ngó, xâm lược, thôn tính, đồng hóa dân tộc ta, chiến thắng quân Minh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi kết thúc cuộc trường kỳ 10 năm chống xâm lược của dân tộc ta với những kỳ tích: Hội thề Lũng Nhai, Hội thề Đông Quan, 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi, phục binh nơi biên ải hiểm yếu (Nam Quan, Ải Lưu, Ải Chi Lăng) Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo/Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác/Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương//Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/Song hào kiệt thời nào cũng có.
Bình Ngô đại cáo như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã hiện thực hóa những khát vọng vĩ đại trong chống ngoại xâm giành, giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chiến thắng Đống Đa chống quân Thanh, Nguyễn Huệ đã để lại cho dân tộc những kỳ tích độc đáo nhất. Đó là "người Anh hùng “áo vải, cờ đào” “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!”."Cuộc hành quân thần tốc". Dân tộc Việt Nam đã hiện thực hóa những khát vọng vĩ đại trong chống ngoại xâm giành, giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
1.2. Chống thực dân, đế quốc xâm lược hàng trăm năm, dân tộc Việt Nam khát khao độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp với đường lối kháng chiến: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh đi đến đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẩy năm châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử của dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc. Dân tộc Việt Nam đã hiện thực hóa những khát vọng vĩ đại trong chống ngoại xâm giành, giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II), từ ngày 15 đến ngày 18-7-1954, đã xác định: đế quốc Mỹ là kẻ thù chính, nguy hiểm trước mắt của nhân dân Việt Nam. Đảng sớm xác định được kẻ thù mới của cách mạng và ngày càng nhận rõ âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Việt Nam, chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ.
Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II) đã họp tại Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ. Hội nghị đã xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng, mối quan hệ giữa 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền Nam, Bắc, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông-Nam á và thế giới.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của cán bộ và đồng bào miền Nam. Nó là ngọn lửa dấy lên phong trào Đồng khởi làm xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam lúc bấy giờ.
Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre còn là thắng lợi có ý nghĩa chính trị lịch sử sâu sắc, ghi đậm mốc son lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung và của nhân dân Bến Tre nói riêng. Chiến công đó của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre được cả nước ghi nhận. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực Đảng ủy Quân sự Trung ương đã khẳng định: “Phong trào Đồng khởi 1960 là mô hình hoàn chỉnh của khởi nghĩa toàn dân, của khởi nghĩa nông thôn đồng bằng. Nó thúc đẩy toàn Nam bộ nổi dậy chống Mỹ cứu nước với khí thế long trời lở đất. Vì vậy, Bến Tre là quê hương của Đồng khởi theo đúng nghĩa của Đồng Khởi…”. Sau Đồng Khởi ở Bến Tre, có thể nêu tóm lược những chiến công tiêu biểu của quân giải phóng miền Nam:
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân (30-1-1968) đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Trong 55 ngày đêm, quân và dân ta đã tiêu diệt 20 vạn tên địch, có 7 vạn tên Mỹ, phá hủy 3400 máy bay các loại, 500 xe quân sự, 4000 khẩu pháo, giải phóng 160 vạn dân thoát khỏi bộ máy kìm kẹp của Mỹ, ngụy, vùng giải phóng được mở rộng.
- Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta. Hậu phương lớn miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đúng như sự khẳng định của Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ IV của Đảng: “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt 16 năm qua luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giữ nước và cứu nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước.”
- Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong suốt 55 ngày đêm quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy Sài Gòn, gồm 1 triệu 351.000 tên, với đầy đủ những trang bị hiện đại của Mỹ, làm sụp đổ toàn bộ hệ thống ngụy quyền, chấm dứt ách thống trị 117 năm của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, nhân dân ta thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ. Từ đây, non sông thu về một mối. Nhân dân cả nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình, cùng nhau xây dựng lại cuộc sống mới, cùng nhau phấn đấu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược - xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luận giải và khẳng định: “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam”. Trong thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, có ý kiến lo ngại là “đổi mới” hay “đổi màu”, công cuộc đổi mới có giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa hay không, phát triển có hợp quy luật không? Vì thế, công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng ta là một vấn đề lớn, thu hút nhiều sự chú ý ở cả trong nước và nước ngoài trong những năm qua. Kể từ Đại hội VI của Đảng đến nay, đã có những cuộc hội thảo bàn luận khá sôi nổi về khả năng và triển vọng của chủ nghĩa xã hội; trong đó, không ít ý kiến có biểu hiện dao động, hoài nghi về tương lai của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội hiện thực rơi vào khủng hoảng trầm trọng, sụp đổ ở Liên Xô và một số nước Đông Âu; nhưng, với bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn kiên định với chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”. Đến Đại hội XI của Đảng, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc đổi mới, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Ý chí giữ nước của Người vô cùng sâu sắc và kiên quyết, do đó trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/1/2/1946, Người nói: "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!" "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, Đảng phái, dân tộc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai củng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta. Ngày nay, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ là cuộc chiến tranh chống bọn chống phá phản cách mạng, giành lại sự bình yên cho đất nước xã hội chủ nghĩa mà còn là cuộc chiến tranh để bảo vệ và giữ gìn chủ nghĩa xã hội ấy với tư cách là Tổ quốc.
Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong đấu tranh cho mục tiêu của thời đại. Thời đại ngày nay là thời đại mà thế giới đang đứng trước các xu thế nổi bật tác động đến chiều hướng phát triển toàn nhân loại và chi phối trực tiếp đến tất cả các quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển cả về trình độ và tính chất. Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ nhất là cuộc cách mạng 4.0. Xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển. Các xu thế trên nhằm hiện thực hóa mục tiêu của thời đại ngày nay là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Hòa bình, hợp tác và phát triển đã và đang là một trong những xu thế khách quan, hết sức quan trọng và tối cần thiết trong quan hệ quốc tế hiện nay. Đây là xu thế và là ước mong của toàn nhân loại để xu thế này trở thành một giá trị lâu bền, bởi xu thế là vậy nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi trên thế giới chưa có hòa bình, bởi vẫn có bạo lực, cường quyền áp đặt thay cho hợp tác và vẫn có những nguy cơ kèm lẫn sự phát triển vì thế cho nên trong xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cũng là nhằm thực hiện mục tiêu của thời đại ngày nay.
Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong giải quyết những vấn đề mang tính chất toàn cầu. Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi trường sinh thái, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, nghèo đói, biến đổi khí hậu và dịch bệnh… Trong những vấn đề gay cấn và là những thách thức to lớn đó, cạn kiệt tài nguyên, nhất là năng lượng và nguồn nước đang là vấn đề nổi trội, tác động tới an ninh và phát triển của nhiều nước, nhiều khu vực. Nhu cầu về tài nguyên của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tăng vọt dẫn tới việc cạnh tranh các nguồn tài nguyên vốn đã gay gắt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Sự phát triển của một số công nghệ mang tính đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mạng 5G, công nghệ sinh học... đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh, từ an ninh - chính trị đến kinh tế, xã hội. Ở cấp độ toàn cầu, khu vực hay Việt Nam đều chịu sự tác động hết sức nghiệt ngã. Tác động tới an ninh - chính trị; Tác động tới kinh tế; Tác động tới xã hội.Có thể thấy rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, nhất là các quốc gia khu vực Đông Nam Á như Việt Nam nhờ vào chuyển đổi kinh tế số để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển.
Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thích ứng với biến đổi khí hậu. Một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhân loại trong tương lai là hạn chế nguy cơ biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thảm họa do thiên tai gây ra như bão lụt, sóng thần, trượt đất, băng tan, lốc xoáy... Hàng chục triệu người đã bị tác động bởi thời tiết khắc nghiệt, bất thường trong hai thập kỷ qua. Lượng khí thải CO2 hàng năm cao hơn 3 lần so với thập niên 1990 và tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng vọt. Do vậy, khẩu hiệu Đoàn kết và đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm mục đích ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Các nhà khoa học dự báo ngay cả khi loài người có thể ngừng hoàn toàn và ngay lập tức việc thải khí CO2 thì nhiệt độ trung bình của trái đất vẫn sẽ tiếp tục tăng từ mức cao hơn bình thường 0,8 độ C như hiện nay lên mức 1,6 - 1,8 độ C. Nhiệt độ mới cao hơn mức bình thường của trái đất sẽ kéo dài trong 500 năm nữa vì các đại dương, vốn đã bị ấm lên, cần có thời gian để hạ nhiệt.
Dù ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thời đại nào, với âm mưu và thủ đoạn đê hèn của bất cứ kẻ thù nham hiểm nào, đối với dân tộc Việt Nam, quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ không chỉ là lợi ích cao cả, hàng đầu của dân tộc mà đó còn được xem là quy luật chung của dân tộc trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhât và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đã được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội XII, Đại hội XIII. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa đã khẳng định và luận giải rõ hơn từ lịch sử, bối cảnh tình hình và nội dung của quan điểm: “Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”, “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Điều này đã phản ánh đúng lý luận, thực tiễn và cả những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết đối với cách mạng Việt Nam.
Chúng ta tin tưởng rằng, với trí tuệ, bản lĩnh chính trị vững vàng, đường lối lãnh đạo công cuộc đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng, bước vào kỷ nguyên mới Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của Nhân dân sẽ trở thành hiện thực.