1. Tích cực, chủ động tham gia thực hiện công tác phòng chống thiên tai, hạn mặn qua các năm.
Ông Trần Ngọc Tam-Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhà tài trợ trao bồn chứa nước cho hộ dân
Qua ảnh hưởng xâm nhập mặn sớm, sâu, kéo dài, gây ảnh hưởng rất nặng nề đối với cuộc sống và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh Bến Tre thực hiện phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra lời kêu gọi và vận động Nhân dân thực hiện phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” trong trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi; qua phát động đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay trong trữ nước như: Tự trang bị dụng cụ chứa nước, vận động nguồn lực hỗ trợ dụng cụ chứa nước cho người có hoàn cảnh khó khăn, đào ao, đắp đập trữ nước mưa, nước ngọt..., mùa khô 2019-2020, 2023-2024 làm cho một bộ phận người dân thiếu nước sinh hoạt. MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ của trên 5.075 tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đến hỗ trợ nguồn lực giúp cho người dân bị ảnh hưởng do hạn mặn khắc phục khó khăn với tổng kinh phí quy ra tiền trên 260,489 tỷ đồng.
2. Tích cực, chủ động huy động nguồn lực tham gia phòng chống dịch bệnh Covid 19.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đợt cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc vận động nguồn lực phòng, chống dịch bệnh Covid-19, MTTQ Việt Nam các cấp đã tiếp nhận kinh phí 103,7 tỷ đồng (cấp tỉnh 67,1 tỷ đồng), 06 máy ATM gạo (trên 150 tấn gạo) nhiều trang thiết bị y tế, hàng hóa, lương thực, thực phẩm quy ra tiền hơn 27,7 tỷ đồng. Với nguồn lực vận động được, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội đã kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, lực lượng tuyến đầu thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh trong và ngoài tỉnh, đồng thời hỗ trợ các suất ăn cho người dân Bến Tre từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh về cách ly tại các khu cách ly tập trung, được sự đồng thuận của toàn dân.
3. Huy động nguồn lực xây dựng nhà ở (tình nghĩa, đại đoàn kết), xóa nhà tạm cho hộ dân tộc…
Nhằm thể hiện sự quan tâm, chăm lo tốt cho người dân là các dân tộc thiểu số, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp vận động hỗ trợ về nhà ở, sinh kế, tặng quà nhân các dịp lễ, tết, học bổng, học phẩm cho con em người dân tộc. Hiện nay người dân tộc trên địa bàn tỉnh không còn nhà ở tạm bợ, hộ nghèo, cận nghèo được địa phương quan tâm tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Hàng năm, nhân ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp tổ chức họp mặt đại biểu các dân tộc tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, thông qua họp mặt để người dân tộc nắm được tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh nhà; giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và qua đó phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân tộc, an tâm học tập, lao động sản xuất góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Nhiệm kỳ qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và thực hiện an sinh xã hội, Quỹ “Vì người nghèo” 3 cấp tiếp nhận được số tiền 190,6 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” trên đã chi hỗ trợ xây dựng 2.714 nhà đại đoàn kết, căn nhà tình thương. Trong nhiệm kỳ, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đã huy động, tiếp nhận nguồn lực xây dựng 6.937 nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, mái ấm, nhà đồng đội…, với tổng kinh phí trên 346,850 tỷ đồng. Có 110 xã, phường cơ bản xóa nhà tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo.
4. Hoạt động Ngày hội “Văn hóa Xứ dừa”, “Cộng đồng vui hội làng dừa”
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh được tổ chức đi vào nề nếp, hàng năm tổ chức phần lễ và phần hội gắn với sự kiện chính trị của địa phương và có những chủ đề phù hợp, các trò chơi dân gian, ẩm thực, các sản phẩm trưng bày trong Ngày hội đều gắn với cây dừa và sản phẩm OCOP của địa phương, đây là nét đặc trưng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động Ngày hội “Văn hóa Xứ dừa”, “Cộng đồng vui hội làng dừa”
Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân nhân dịp Lễ hội Dừa của tỉnh gắn với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các địa phương trong tỉnh tổ chức các hoạt động “Cộng đồng vui hội làng Dừa”. Theo đó, hoạt động sẽ được tổ chức tại 100% ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh. Các đội tham gia các hoạt động “Cộng đồng vui hội làng Dừa” thi thố tài năng theo hình thức tập thể. Các nội dung chính dự thi gồm: Nhóm các trò chơi dân gian như: kéo co; đi trên cầu dừa, đi trên gáo dừa; bó đuốc lá dừa... Nhóm đan, thắt lá dừa: đan thắt các con vật, dụng cụ bằng lá dừa, đan liếp lá dừa... Nhóm khéo tay gồm: lột dừa khô, nạo dừa, chặt dừa... Nhóm ẩm thực dừa gồm: gỏi dừa, tép rang dừa, canh dừa, bánh dừa...
5. Công tác Giám sát, phản biện xã hội.
Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 24/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh của các cấp ủy đối với công tác giám sát và phản biện xã hội, từ đó hàng năm hệ thống MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch về giám sát theo quy định, trong 5 năm qua đã tổ chức giám sát 1.711 cuộc, sau giám sát có thông báo kết quả đến từng đơn vị và theo dõi phúc tra kết quả sau giám sát.
Giám sát chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19
Giám sát công tác bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND các cấp NK 2021-2026 tại xã An Khánh, huyện Châu Thành
Trong nhiệm kỳ đã tổ chức phản biện xã hội 465 cuộc (cấp tỉnh: 123, huyện, xã: 339, các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh: 03) đối với dự thảo nghị quyết, quyết định, đế án, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, HĐND, UBND cùng cấp có tác động về chính trị, kinh tế xã hội và đời sống thực tiễn của người dân. Các nội dung phản biện đều có báo cáo gửi đến các cơ quan yêu cầu phản biện, được các đơn vị đề nghị phản biện tiếp thu, ghi nhận, góp phần cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, đề án, kế hoạch được phù hợp, khả thi, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Qua giám sát, phản biện xã hội đã có 295 nội dung được tiếp thu, chỉnh sửa đạt tỷ lệ (38,2%). Các ý kiến phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp đã góp phần cho việc phát triển đô thị theo quy hoạch chung của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh nhà, đảm bảo đúng quy định pháp luật và nhất là tạo được sự đồng thuận của Nhân dân.
6. Các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát.
Trưởng ban công tác Mặt trận phía Nam Võ Văn Thiện (bìa trái), Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bến Tre
Nguyễn Thị Hồng Nhung (thứ 2 từ trái qua) cùng đại biểu các tỉnh trồng cây lưu niệm tại Đền thờ cụ Huỳnh Tấn Phát,
xã Châu Hưng, huyện Bình Đại
Ngày 15-2-2023, kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/2/1913 - 15/2/2023) - nguyên Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các cơ quan Trung ương và Bến Tre đã phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện ý nghĩa. Qua đó, tôn vinh, tri ân những đóng góp của đồng chí Huỳnh Tấn Phát với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ về những cống hiến và các giá trị ý nghĩa mà đồng chí đã để lại cho đời.
Nổi bật trong chuỗi hoạt động có Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với cách mạng Việt Nam và quê hương Bến Tre” đã diễn ra vào sáng ngày 15-2-2023, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức. Tại hội thảo, có 12 tham luận được trình bày, khái quát các góc độ và vai trò của đồng chí Huỳnh Tấn Phát. Kết quả của hội thảo giúp cho cán bộ, đảng viên tiếp tục trau dồi đạo đức cách mạng; đúc rút ra những bài học quý giá về tấm gương tự nguyện dấn thân, cống hiến, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích tập thể lên trên, lên trước lợi ích cá nhân, hết mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; thiết thực vận dụng vào quá trình công tác và cuộc sống; góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Bên cạnh đó, Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và tỉnh Bến Tre tổ chức trang trọng.
7. Thực hiện phong trào thi đua “Đồng khởi mới”: tạo đồng thuận xã hội tham gia các công trình dự án trọng điểm, giảm nghèo bền vững.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát động Phong trào thi đua “Đồng khởi mới” giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, với tinh thần quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn quân ra sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực; các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận phát động và chủ trì, trọng tâm là cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã được Nhân dân hưởng ứng tích cực. Từ đó góp phần đem lại những thay đổi lớn về diện mạo và tiềm lực cho nông thôn. Các phong trào thi đua yêu nước do Ủy ban MTTQ Việt Nam phát động đã đem lại những thành tựu to lớn rất đáng trân trọng.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xác định nội dung đột phá đó là thi đua “Đồng Khởi mới” trong giảm nghèo bền vững, tạo đồng thuận tham gia các công trình dự án trọng điểm.
8. Tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026, bầu cử Trưởng ấp, khu phố
Ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND TXCT tại thành phố Bến Tre
Đại biểu dự hội nghị hiệp thương (lần 1) bầu cử đại biểu HĐND
Việc tham gia xây dựng nhà nước còn thể hiện trên công tác Mặt trận tham gia bầu cử đại biểu dân cử. MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tổ chức hiệp thương dân chủ thực hiện 5 bước của quy trình hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần, số lượng và chất lượng, qua đó đã góp phần thực hiện thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
9. Duy trì họp mặt chức sắc tôn giáo, biểu dương chức sắc tiêu biểu hàng năm.
Hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức thăm hỏi, chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán, dự các sự kiện, lễ trọng và các hoạt động của các tôn giáo, tạo không khí đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa địa phương với các tôn giáo.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, huyện duy trì việc tổ chức họp mặt chức sắc tiêu biểu các tôn giáo vào dịp Tết Nguyên đán, đây cũng là dịp để chức sắc, chức việc các tôn giáo ngày càng gắn bó mật thiết với Đảng và Nhà nước; giao lưu, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiệm kỳ qua các tôn giáo đã tích cực vận động và thực hiện công tác từ thiện, an sinh xã hội, đặc biệt trong đại dịch Covid-19 với tổng giá trị trên 343,8 tỷ đồng.
10. Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 04/NQ-ĐCT-MTTW ngày 01/8/2003 về tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Qua 20 năm tổ chức thực hiện, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành một nội dung, một phương thức hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong tập hợp, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, là “Ngày hội” của toàn dân với nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu dân cư.
Ngày hội đại đoàn kết
Với phương châm “Lấy Ngày hội tổng kết Ngày hội”, MTTQ Việt Nam cấp xã, huyện, tỉnh đã tổ chức tổng kết 20 năm “tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” phong phú và đa dạng về hình thức, chu đáo về nội dung. Qua 05 năm tổ chức Ngày hội đã có 66.088 tập thể, 162.632 cá nhân được khen thưởng; có 71.020 ý kiến phát biểu góp ý xây dựng tình làng, nghĩa xóm, góp ý xây dựng khu dân cư, xây dựng đảng, chính quyền và được lãnh đạo các cấp tiếp thu đầy đủ.