Thứ tư, 6 Tháng 12, 2023 - 04:27

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP, NHIỆM KỲ 2024 - 2029!

Sự cần thiết phát triển liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập Quốc tế; nhất là kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, qua việc thực hiện Tái cơ cấu Nông nghiệp. Năm 2014, nhân dân xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam được tuyên truyền hướng dẫn thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Qua tuyên truyền, vận động nhìn chung nhân dân rất phấn khởi thực hiện, nhằm mục đích tăng thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất nông nghiệp; cũng như góp phần đưa nông sản của xã nhà nói riêng và nông sản của Việt Nam nói chung ngày càng phù hợp với thị trường thế giới.

Qua 03 năm thực hiện, tình hình sản xuất nông nghiệp xã nhà chúng ta có những bước phát triển khá đúng với định hướng, năng suất tăng, chất lượng cao hơn, giúp thu nhập của nông dân cao hơn…. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế như: vẫn còn đang sản xuất theo hướng nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống,sự hợp tác trong sản xuất còn lỏng lẽo mang tính hình thức; từ đó việc liên kết giữa nông dân (người làm ra nông sản) với doanh nghiệp (người cần nông sản) không thực hiện được. Do vậy, vấn đề đầu ra của nông sản vẫn là khâu yếu nhất của nông dân chúng ta trong việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.

Như chúng ta biết, trong sản xuất nông nghiệp sự liên kết cần thiết hơn bao giờ hết, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Liên kết nhằm mục đích phân bổ hài hòa lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia, để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển; liên kết trong sản xuất nông nghiệp, có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế, nó sẽ đảm bảo được đầu ra của nông sản và nhất là giảm tối đa khâu trung gian để hạ giá thành sản xuất (đây là khâu quan trọng nhất của việc cạnh tranh sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập). Trong liên kết, chúng ta cần hiểu có 02 mối liên kết, đó là: liên kết ngang (sự liên kết giữa nông dân với nông dân; liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) và liên kết dọc (liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp).

Trong thời điểm hiện nay các hộ chăn nuôi heo liên kết lại với nhau qua Tổ hợp tác (liên kết ngang) để ký hợp đồng mua trực tiếp nguyên liệu đầu vào (thức ăn, thuốc thú y…) từ Nhà máy, công ty thì sẽ hạn chế tối đa các khâu trung gian đội giá… điều đó có nghĩa là nông dân mình đã kéo giá thành sản xuất cho 01 tạ heo hơi của chúng ta thấp xuống, như thế người chăn nuôi chúng ta mới tồn tại. Đồng thời, nếu chúng ta liên kết với doanh nghiệp đầu ra tiêu thụ heo hơi (liên kết dọc) thì chúng ta sẽ tránh được tình trạnh ép giá, cò… thì gía cả đầu ra được đảm bảo có lợi nhuận.

Tương tự như thế, đó là trong chăn nuôi gà, dê, bò, sản xuát bưởi Da xanh, Dừa… chúng ta đều phải liên kết.

Năm 2016, tổ hợp tác trồng bưởi Da xanh của ấp Tân Hậu 1, hoạt động có hiệu quả, cơ bản thực hiện được qui trình sản xuất theo chuỗi, thành viên tổ hợp tác (liên kết ngang) đồng lòng thực hiện đảm bảo từ đầu vào đến đầu ra (liên kết dọc).  Năm 2017 xã Tân Trung thành lập 07 tổ hợp tác, nâng tổng số tổ hợp tác, tổ liên kết trên địa bàn 23 tổ, nếu tất cả các tổ hoạt động có hiệu quả thì giá trị hàng nông nghiệp đảm bảo ổn định trên thị trường, không bị thương lái ép giá như hiện nay.

          Với những nội dung nêu trên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc kêu gọi nhân xã Tân Trung tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp bằng hình thực liên kết, thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã để góp phần đưa kinh tế nông nghiệp xã nhà phát triển bền vững, chung tay xây dựng thành công xã Nông thôn mới trong năm 2018. 

Tác giả: 

Nguyễn Thị Rel - MTTQ xã Tân Trung