Ngày 17/4/2023, tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre-Đơn vị chủ trì đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Bến Tre”.
Tham dự Hội thảo có các ý kiến tham gia bằng văn bản của Ban Tín dụng Học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác, Ban Tín dụng Người nghèo, Trung tâm Đào tạo. Ông Huỳnh Quang Đức, Phó giám đốc Sở No&PTNT tỉnh Bến Tre. Hội đồng khoa học Chi nhánh. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài. Ban Giám đốc, Lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ Hội sở tỉnh, Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn Thành phố Bến Tre. Ban Giám đốc, Tổ trưởng Tổ KH-NVTD, Cán bộ tín dụng Phòng giao dịch các huyện.
Đại biểu tham dự Hội thảo
Qua trình bày tóm tắt dự thảo báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài của Chủ nhiệm đề tài. Các chuyên gia và khách mời đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nghiêm túc của nhóm nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, đảm bảo đúng tiến độ cũng như tính thiết thực và giá trị hữu dụng của của đề tài tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre. Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bố cục trình bày logic theo từng chương có kết cấu hợp lý, số liệu có nguồn gốc cụ thể, đánh giá trung thực, khách quan và đề tài mang tính mới, sáng tạo và sát thực, có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng và triển khai ngay được trong thực tế.
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDCSXH đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre” dựa trên cơ sở kết quả về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bản tỉnh Bến Tre thời gian qua, kết quả cho vay của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2022. Qua giai đoạn 2018-2022 đã có 154.596 lượt hộ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Giúp cho 20.433 hộ thoát nghèo ở khu vực nông thôn, xây dựng 72.487 công trình NS&VSMT, giải quyết việc làm cho 12.263 lao động, đáp ứng vốn cho 11.301 hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, 376 thương nhân sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hỗ trợ xây dựng 477 căn nhà ở cho hộ nghèo góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở vùng nông nghiệp, nông thôn. Dư nợ bình quân cho vay của các đối tượng tăng qua các năm (năm 2022 tăng 10 triệu đồng so năm 2018, tỷ lệ tăng 61,33%) chứng tỏ vốn tín dụng được phát huy hiệu quả, hộ vay đã tin tưởng vào TDCSXH, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Qua triển khi đã cùng với địa phương kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn toàn tỉnh từ 6,34% năm 2018 xuống còn 3,65% năm 2022, tỷ lệ giảm 42,43%. Kéo giảm tỷ lệ cận hộ nghèo khu vực nông thôn toàn tỉnh từ 4,8% năm 2018 xuống còn 3,83% năm 2022, tỷ lệ giảm 20,21%. Hỗ trợ vốn vay cho người dân trên địa bàn nông thôn xây dựng 67.364 công trình nước sạch, 68.480 công trình vệ sinh, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện tiêu chí 17.6 về xây dựng nông thôn mới.
Qua đó, nhóm nghiên cứu phân tích, đánh giá hiệu quả vốn TDCSXH trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre; những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Bộ số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu được phân tích, đánh giá trên cơ sở kết quả cho vay của NHCSXH chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2022, kết quả phỏng vấn các hộ dân sau khi vay vốn, tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác và chính quyền cấp xã về tác động các chương trình TDCSXH đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đưa ra các kết luận:
- Nguồn vốn các chương trình TDCSXH do chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đang thực hiện tác động đến phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các vùng nông thôn.
- Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn TDCSXH trong đầu tư cho vay tại lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đề xuất với NHCSXH Trung ương, các cấp-ngành tiếp tục nghiên cứu để đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tế trong tình hình mới.
- Kết quả nghiên cứu và một số giải pháp đề xuất, kiến nghị của đề tài là một tài liệu tham khảo đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và thực hiện nâng cao hiệu quả nguồn vốn TDCSXH phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Qua đó, nhóm nghiên cứu cũng có một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách trong thời gian tới như:
1. Đối với NHCSXH Việt Nam
- Tham mưu đề xuất với Chính phủ quan tâm bổ sung vốn cho Quỹ quốc gia về việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển SXKD, tạo việc làm, tạo sinh kế để góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp tại các vùng nông thôn, bình quân 200 tỷ đồng/năm.
- Tham mưu đề xuất với Chính phủ xem xét, có chính sách tiếp tục cho các xã mới ra khỏi VKK do đạt chuẩn NTM tiếp tục được thụ hưởng các chương trình TDCSXH VKK trong vòng 5 năm tiếp theo. Đây sẽ là động lực để giúp người dân có nguồn vốn phát triển kinh tế, giảm nguy cơ tái nghèo, thoát nghèo bền vững, giúp các xã có nguồn lực giữ vững NTM.
- Tham mưu đề xuất với Chính phủ xem xét, điều chỉnh nâng mức cho vay một số chương trình tín dụng, cụ thể: cho vay chương trình NS&VSMTNT lên 20 triệu đồng/công trình; hộ SXKD VKK lên 100 triệu đồng/hộ.
2. Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre
- Phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
- Tiếp tục triển khai, mở rộng cuộc vận động “Vì người nghèo”; Quỹ vì người nghèo các cấp gửi tại NHCSXH để bổ sung nguồn vốn thực hiện TDCSXH.
3. Đối với cấp uỷ, chính quyền, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp tỉnh Bến Tre.
- Tiếp tục tổ chức có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách là một nội dung công tác thường xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp.
- Hàng năm, cân đối ưu tiên bố trí ngân sách địa phương uỷ thác sang NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH.
- Thường xuyên chỉ đạo, thực hiện tốt việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở thực hiện TDCSXH thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
- Chỉ đạo các ngành phối hợp chặt chẻ với NHCSXH trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả TDCSXH. Đẩy mạnh gắn kết TDCSXH với các hoạt động của chính quyền địa phương các cấp trong thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực cho người nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp mạnh dạn vay vốn, yên tâm đầu tư sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDCSXH.
- Sớm ban hành đề án hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua ủy thác nguồn vốn từ ngân sách địa phương sang NHCSXH trên địa bàn tỉnh và các huyện, thành phố giai đoạn 2022-2025 do Sở LĐTB&XH chủ trì trình.
4. Đối với các tổ chức chính trị-xã hội nhận uỷ thác
- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDCSXH đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân. Động viên, khích lệ, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, ý thức trách nhiệm với người nghèo, đối tượng chính sách mạnh dạn vay vốn; thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ, hiệu quả các công việc được ủy thác. Tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị nhận ủy thác cấp dưới; kiểm tra, nắm chắc tình hình sử dụng vốn vay của người vay; đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đặc biệt là xử lý nợ quá hạn, lãi tồn đọng; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi. Phối hợp với chính quyền địa phương, NHCSXH củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động Tổ TK&VV.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép giữa hoạt động vay vốn TDCSXH với đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong SXKD, tạo điều kiện để người nghèo và các đối tượng chính sách khác tham gia sâu vào các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chương trình “mỗi xã một sản phẩm”… giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả.
Với những nội dung được trình bày cùng những giải pháp, kiến nghị với mong muốn nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội ngày càng phát huy hiệu quả góp phần phát triển lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn.
* Một số hình ảnh đại biểu tham gia góp ý tại Hội thảo